Côn xe ô tô và những điều không thể bỏ qua

Khi sử dụng xe ô tô thì bạn cần phải hiểu về côn xe ô tô, cấu tạo côn xe ô tô và cách hoạt động của nó để có thể điều khiển một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ là những điều mà bạn không thể bỏ qua về côn xe ô tô hiện nay.

Tìm hiểu về côn xe ô tô

Để có thể điều khiển và sử dụng côn ô tô một cách tốt nhất thì việc đầu tiên là bạn cần phải hiểu rõ về côn ô tô và cơ chế, nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô.

1/ Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô hay còn được gọi là bộ ly hợp. Đây chính là bộ phận cầu nối trung gian giữa hộp số, động cơ và cầu chủ động. Nếu như côn xe gặp phải sự cố thì việc điều chỉnh và di chuyển xe cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí xe sẽ không thể hoạt động được.

Sử dụng côn chính là kỹ thuật giúp cho người lái kiểm soát được tốt hơn tốc độ của xe.

Côn xe ô tô
Con xe ô tô (Bộ lý hợp)

2/ Tác dụng của côn xe ô tô

Khi động cơ xe hoạt động. Trục khuỷu luôn quay, kể cả khi xe đang dừng bánh và máy ở trạng thái chờ (số 0).

Nếu bánh xe kết nối vĩnh viễn với động cơ mà không có bộ ly hợp. Thì khi đó xe sẽ hoạt động giống như xe ô tô điện của trẻ con: Cứ động cơ chạy thì bánh xe quay. Còn muốn xe dừng bánh thì động cơ phải tắt đi. Nghĩa là xe đi hay dừng là do động cơ chạy hay không.

Như thế thì quá bất tiện. Để không bị phụ thuộc như trên, người ta mới nghĩ ra hệ thống ly hợp (gọi tắt là côn). Điều này cho phép động cơ vẫn hoạt động. Còn xe dừng hay chạy, nhanh hay chậm đều được. Như vậy, côn trên xe ô tô có tác dụng chính là đóng hoặc ngắt kết nối giữa máy và bánh xe.

Nếu động cơ chạy và côn đóng kết nối thì bánh xe quay. Nếu ngắt kết nối thì bánh xe quay chậm lại theo quán tính. Rồi từ từ dừng hẳn. Việc ngắt côn ô tô cho phép tài xế tăng giảm số hoặc dừng xe mà động cơ vẫn hoạt động (không bị chết máy).

3/ Cấu tạo côn xe ô tô

Cấu tạo của côn xe ô tô (hay bộ ly hợp) gồm có:

+ Xy-lanh cắt ly hợp

+ Vòng bi cắt ly hợp

+ Nắp ly hợp

+ Đĩa ly hợp

a/ Xy – lanh cắt ly hợp

Xi lanh cắt ly hợp nhận áp suất dầu thủy lực từ xy- lanh chính. Để điều khiển pít tông dịch chuyển. Từ đó điều khiển càng cắt ly hợp thông qua một thanh đẩy.

Trong ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại xi- lanh cắt ly hợp:

+ Loại tự điều chỉnh: Đối với loại tự điều chỉnh thì ngay trong buồng xi- lanh cắt ly hợp bố trí một lò xo côn. Lò xo này luôn luôn ép cần đẩy vào càng cắt ly hợp. Nhờ vậy mà hành trình tự do của bàn đạp không thay đổi

+ Loại có thể điều chỉnh được. Đối với loại này thì nếu ly hợp bị mòn, vị trí của lò xo đĩa thay đổi, vòng bi cắt ly hợp không áp sát vào lò xo đĩa làm hành trình tự do của bàn đạp thay đổi. Do đó buộc phải điều chỉnh vít lắp ở đầu cần đẩy để càng ly hợp ép sát vào vòng bi.

b/ Vòng bi cắt ly hợp

Vòng bi cắt ly hợp là bộ phận quan trọng trong côn ô tô. Vì nó phải hấp thụ sự chênh lệch về tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp (không quay) và lò xo đĩa (bộ phận quay). Để truyền chuyển động của càng cắt vào lò xo đĩa.

Bởi vậy vòng bi này phải có cấu tạo đặc biệt. Nó được làm bằng vật liệu bền và có tính chịu mòn cao. Trong các ly hợp của xe FF, trục khuỷu và trục sơ cấp thường dịch chuyển với nhau một chút. Nghĩa là đường tâm của lò xo đĩa và đường tâm của vòng bi ép ly hợp dịch chuyển với nhau một chút nên gây ra tiếng ồn do ma sát giữa vòng bi cắt ly hợp và lò xo đĩa. Để giảm tiếng ồn, vòng bi này thường được chế tạo đặc biệt, tự động điều chỉnh để đường tâm của lò xo đĩa và vòng bi cắt ly hợp trùng nhau.

Cấu tạo côn xe ô tô
Vòng bi cắt ly hợp

c/ Nắp ly hợp

Mục đích chủ yếu của cụm chi tiết này là để nối và ngắt công suất của động cơ. Yêu cầu của nó là phải cân bằng trong khi quay và phải đảm bảo tỏa nhiệt tốt khi nối với bánh đà. Để ép được đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp, nắp ly hợp thường sử dụng lò xo. Thông thường có hai loại lò xo. Một loại dùng lò xo xoắn và một loại dùng lò xo đĩa. Trong các ô tô hiện nay thì loại có lò xo đĩa được áp dụng phổ biến hơn.

d/ Đĩa ly hợp

Tác dụng của đĩa ly hợp là làm dịu đi sự va đập vào ly hợp. Để truyền công suất từ động cơ được êm và ít ồn. Nó phải tiếp xúc một cách đồng đều với bề mặt ma sát của đĩa ép ly hợp và bánh đà. Các bộ phận chủ yếu trên đĩa ly hợp gồm: Các lò xo chịu xoắn và các tấm đệm. Lò xo chịu xoắn được đưa vào moay-ơ ly hợp. Để làm dịu va đập quay khi vào ly hợp bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng tròn.

Cấu tạo côn xe ô tô
Bộ phận đĩa ly hợp

4/ Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô
Mô phỏng hoạt động côn ô tô

Hình trên là trục với bánh đà. Một trục đang quay là trục nối với động cơ. Trục còn lại nối với bánh xe (thông qua hệ thống trung gian: hộp số, cầu truyền động). Khi 2 bánh đà tách rời nhau, nghĩa là lúc bạn đạp côn. Thì chỉ trục động cơ quay còn trục kia không quay.

Khi bạn nhả chân côn, 2 bánh đà ép sát chặt vào, lực ma sát làm cho trục kia cũng quay theo. Nhờ đó bánh xe mới chuyển động. Như vậy, hoạt động chính của bộ ly hợp được thực hiện thông qua trạng thái 2 bánh đà ép vào nhau (truyền động) hoặc tách rời nhau (ngắt truyền động).

Trên thực tế, cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp gồm nhiều chi tiết phức tạp hơn. Nhưng về nguyên lý hoạt động cơ bản thì như trên.

Những sự cố thường gặp ở côn xe ô tô

Côn xe ô tô là cầu nối trung gian giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Do đó nếu côn gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí có thể xe không hoạt động… Côn xe thường mắc một số sự cố thường gặp như sau.

1/ Đạp côn nặng

Nếu xe vào côn nặng nề, thậm chí nghiến răng mới vào được côn thì rất có thể bộ phận côn xe đang thiếu dầu nghiêm trọng. Trong trường hợp này nên đưa xe vào gara để bổ sung thêm dầu vào hệ thống. Giúp xe ô tô vận hành êm mượt hơn.

2/ Nhả côn xe giật

Sau khi cài số, buông chân côn, động cơ bị giật và rung mạnh, sự kết nối của bộ ly hợp không êm. Đây là trường hợp thường gặp phổ biến khi lái xe…

Khi gặp trường hợp này cần đưa xe vào garage để thợ chuyên nghiệp kiểm tra. Nguyên nhân có thể do chỉnh chân côn xe ô tô không chuẩn. Hoặc do một chi tiết nào đó của bộ ly hợp đã bị vỡ (như gãy lò xo giảm chấn, bàn ép bị nứt,…).

3/ Bàn đạp côn bị rung

Đây là hiện tượng rất dễ nhận thấy ở xe số sàn. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi người dùng đạp nhẹ lên chân côn. Nguyên nhân có thể đến từ việc bị lắp sai đĩa ly hợp. Khiến đĩa bị lệch và gây mòn cho bộ ly hợp nhanh chóng. Do vậy, trong trường hợp xảy ra hiện tượng này, người dùng nên mang xe đi kiểm tra tình trạng của bộ côn và lắp đặt lại đúng vị trí.

Những sự cố thường gặp với côn xe ô tô
Đạp côn bị rung

4/ Đạp côn có tiếng cao

Đạp côn thấy có tiếng kêu phát ra thì lý do là vòng bi “T” (vòng bi để ngắt ly hợp) bị hỏng, mòn hoặc thiếu mỡ bôi trơn. Nên xuất hiện tiếng kêu khi ấn vào bàn đạp ly hợp. Khi gặp tình huống này hãy thay vòng bi và bổ sung mỡ bôi trơn.
Có thể kiểm tra một cách rất đơn giản như sau: Khởi động động cơ, cài số, nhả 1/2 hành trình bàn đạp côn. Thấy xe chuyển động êm, không “giật cục” và khi tăng ga xe “vút nhanh” chứng tỏ côn hoạt động tốt.

Hướng dẫn chỉnh côn xe ô tô

Sau thời gian sử dụng, chân côn ô tô nặng hoặc nhẹ hơn. Thông thường khiến phải điều chỉnh để cân bằng lại hành trình chân côn… Với những lỗi chân côn đơn giản, bạn có thể tự điều chỉnh mà không cần mang xe đến trung tâm sửa chữa.

1/ Điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn

Đầu tiên, đo độ cao của bàn đạp bằng cách dùng thước kê vuông góc với sàn xe, nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn phải chỉnh lại bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần. Sau đó, nhờ một người khác để đạp chân ga tới sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại.

Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường phải cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn…

Sử dụng côn xe ô tô
Chỉnh chân côn ô tô

2/ Điều chỉnh chiều cao các đòn mở

Kiểm tra sẽ sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép. Và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại. Không được chênh lệch quá 0.3mm.

Đòn mở được lắp trên bu lông. Có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra hay vào, tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Nếu không đúng theo chuẩn các hãng xe đã quy định cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo động thủy lực, cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít. Điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính. Đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi tỳ đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh. Và hành trình cho phép là 1 – 5mm

3/ Xả khí

Sau khi thực hiện quy trình chỉnh chân côn ô tô, cần xả khí trong hệ thống thủy lực. Để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn.

Đầu tiên, lắp ống nhựa vào ống xả khí. Đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên ở vị trí đạp. Đồng thời nới ốc xả khí tới khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Lưu ý về cách chỉnh côn xe ô tô khi sử dụng

Khi xe khởi hành ở số 1, bạn nên nhả côn từ từ để tránh xe bị giật hay chết máy. Nhưng từ số 2 trở lên thì có thể nhả côn nhanh hơn vì xe đã có quán tính.

Khi xe chạy trên đường trong điều kiện bình thường mà không sử dụng côn, bạn nên bỏ hẳn chân khỏi bàn đạp côn. Như vậy vừa có thể nghỉ cho chân đỡ mỏi, vừa tránh gây ảnh hưởng không tốt đến một số bộ phận của bộ ly hợp. Cần đặc biệt lưu ý tránh thường xuyên tì chân côn lưng chừng trong quá trình chạy xe. Vì như vậy tạo lực ma sát làm lá côn chóng bị mòn.

Khi dừng xe tạm thời (chẳng hạn chờ đèn đỏ), bạn nên về số 0 (số mo) và nhả côn. Không nên đạp hết côn và để số khi xe đang dừng tạm thời. Việc nhả côn như vậy giúp bạn có thể nghỉ chân trái, và sơ xuất bỏ chân côn dẫn tới xe chết máy.

Sử dụng côn xe ô tô
Không nên đạp hết côn

Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về côn xe ô tô.

Mọi thắc mắc về dịch vụ làm côn ô tô tại Hải Dương, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Garage ô tô Hoàng Gia Phát để được hỗ trợ qua số hotline: 0982.784.333

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *