Hạ tải xe là gì? Quy trình chi tiết hạ tải xe thực hiện như thế nào?
Hạ tải xe cơ bản là hình thức xác nhận trọng lượng xe tải thấp hơn mức quy định của xe. Đây là một khái niệm không còn quá xa lạ với những hộ kinh doanh dịch vụ vận tải hay chủ xe.
Tuy nhiên, đối với những người không phải trong ngành khó có thể biết hết được những vấn đề này. Vậy hạ tải xe là gì? Quy trình chi tiết và hồ sơ cần chuẩn bị cho việc hạ tải như thế nào? Mời các bạn cùng Ô tô Hoàng Gia Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Nội dung chính
Hạ tải xe là gì?
>>>>> Xem thêm: Xe nâng tải là gì? Những quy định cần biết khi nâng tải xe?
Hạ tải xe hay xe hạ tải bản chất là việc cải tạo xe cơ giới. Trái ngược với nâng tải trọng xe, hạ tải là hình thức nhằm khai báo trọng lượng của xe thấp hơn quy định. Đây là việc làm được pháp luật cho phép. Và phải tuân thủ những quy định tại Điều 3 Khoản 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Điều này có nghĩa là đơn vị hoặc cá nhân muốn khai báo tải trọng của xe thấp hơn mức quy định.
Để có thể hình dung và dễ hiểu hơn, mời bạn tham khảo ví dụ sau đây: tổng khối lượng ban đầu của xe là 3.5 tấn và tải trọng cho phép vận chuyển của xe là 1.5 tấn. Vì một lí do bất kì nào đó, đơn vị hoặc cá nhân muốn giảm tổng trọng lượng xe xuống còn 2.5 tấn và tải trọng cho phép là 1.5 tấn. Đây chính là quá trình hạ tải xe.
Thủ tục và các bước hạ tải xe cơ giới
Sau khi đã tìm hiểu hạ tải xe là gì, tiếp đến chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thủ tục và trình tự để thực hiện nó. Không phải loại xe nào cũng được phép cải tạo mà phải tuân thủ theo các quy định tại thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Và xe đã lưu hành quá 15 năm thì không được phép hạ tải. Trình tự hạ tải xe của BGTVT bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Lập hồ sơ cải tạo xe cơ giới
Bước 2: Nộp hồ sơ thẩm định thiết kế và cải tạo xe
Bước 3: Thi công cải tạo xe
Bước 4: Nghiệm thu và kiểm định cải tạo xe
Sau đây hãy cùng ô tô Hoàng Gia Phát tìm hiểu chi tiết các bước dưới đây:
Bước 1: Lập hồ sơ cải tạo xe cơ giới
Bước đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị và lập một bộ hồ sơ cải tạo xe cơ giới theo quy định tại thông tư 85/2014/BGTVT. Hồ sơ cải tạo xe cơ giới bao gồm:
+ Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính). Được quy định tại thông tư 85
+ Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định. Tại phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư này
Chuẩn bị hồ sơ cải sửa đổi thiết kế xe tải bao gồm:
+ Bản mô tả thiết kế kỹ thuật của xe (bản chính). Được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này
+ Các bản vẽ kỹ thuật quy định của xe (bản chính).
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và cải tạo xe
Theo quy định tại Điều 7, Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Văn bản đề nghị xin thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu. Được quy định tại Điều III ban hành kèm theo thông tư này;
+ 04 bộ hồ sơ về thiết kế cải tạo xe cơ giới đường bộ;
+ Bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế các tài liệu về thông số kỹ thuật, tính năng, hệ thống cải tại của xe
+ Giấy đăng ký xe
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký xe ô tô
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký sang tên trong trường hợp xe đã đổi chủ
+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật của xe
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Bạn tiến hành nộp hồ sơ lên Cục Đăng Kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao Thông Vận Tải để được xét duyệt. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ làm các thủ tục cần thiết để cấp giấy thi công cải tạo xe cơ giới .Thời gian để xét duyệt về xin cấp phép thực hiện là từ 5 – 7 ngày không tính ngày nghỉ. Trường hợp hồ sơ thiếu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị lại đầy đủ.
Bước 3: Thi công cải tạo
Sau khi hồ sơ của bạn được phê duyệt, bước tiếp theo bạn có thể thi công cải tạo xe để xe có thể hạ tải xuống. Tuy nhiên, việc hạ tải xe phải tuân thủ và thực hiện theo các quy định tại thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
+ Việc thi công cải tạo xe phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên môn và được cấp phép theo quy định của pháp luật
+ Việc thi công phải thực hiện theo đúng thiết kế đã trình lên và được phê duyệt. Phải đảm bảo tất cả các yếu tố về chất lượng, an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường
+ Sau khi hạ tải xe cần phải được kiểm tra và thông qua của các đơn vị có chuyên môn để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định của BGTVT
Bước 4: Nghiệm thu và kiểm định xe cải tạo
Bước cuối cùng trong thủ tục hạ tải xe cơ giới là nghiệm thu và kiểm định xe theo quy định của BGTVT. Xe sau khi được hạ tải phải được Cục Đăng Kiểm Việt Nam hoặc các Trung Tâm Đăng Kiểm nghiệm thu.
Nếu xe đạt tiêu chuẩn. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định.
Sau khi thực hiện theo các bước trên. Quá trình hạ tải xe của bạn đã hoàn thành và bạn có thể vận chuyển hàng hóa theo trọng lượng đã hạ tải. Tuy nhiên việc hạ tải xe phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Những trường hợp đã xin hạ tải nhưng không đủ điều kiện mà vẫn cố ý thực hiện sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì vậy, chủ xe và các hộ kinh doanh dịch vụ vận tải cần phải nắm chắc các quy định. Tránh xảy ra những lỗi phạt không đáng có.
Kết bài: Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trang bị cho bạn nguồn kiến thức đủ để bạn hiểu về Hạ tải xe là gì? Và những quy trình hạ tải xe như thế nào. Chúc bạn có thể hạ tải xe thành công và thuận lợi.