Nguyên nhân và cách xử lý xe ô tô bị trầy xước tiết kiệm chi phí

780 lượt xem

Có thể nói, lớp sơn xe được xem như là “bộ cánh” giúp cho xe ô tô giữ được diện mạo luôn bền, đẹp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng xe bạn không thể tránh khỏi có nhiều lúc xe bị va chạm dẫn đến trầy xước hay thậm chí xe ô tô bị trầy xước nặng, xước sâu gây lõm bề mặt. Đặc biệt, là việc phải di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc tại Việt Nam hiện nay.

Để giữ cho xe ô tô khỏi bị những vết trầy xước là điều rất khó. Bởi khi bạn chạy xe trên đường sẽ bị cát bụi hay đá văng vào xe hoặc va quệt với xe khác cũng có thể làm xe ô tô bị trầy xước và làm mất đi vẻ đẹp của xe. Khi xe ô tô của bạn gặp phải tình trạng này, làm cho bạn cảm thấy khó chịu cũng như làm mất đi vẻ đẹp, sang trọng bên ngoài của chiếc xe. Vậy cách xử lý như thế nào cho tốt nhất. Cũng tùy vào mức độ trầy xước nặng hay nhẹ của xe ô tô mà có cách xử lý vết xước sao cho hiệu quả nhất cũng như tiết kiệm chi phí.

xe ô tô bị trầy xước nặng do va quệt

Nguyên nhân khiến xe ô tô bị trầy xước

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị trầy xước nặng hoặc nhẹ khác nhau. Cho nên bạn cần xác định được mức độ vết xước nặng hoặc nhẹ để xử lý cho đúng. Khi xe bị các vết xước nặng thì sẽ làm ảnh hưởng đến xe và gây ra những tác hại không mong muốn. Nhất là việc làm bong tróc sơn của xe làm lộ rõ phần kim loại bên trong làm cho chiếc xe mất thẩm mỹ. Những nguyên nhân có thể dẫn đến xe ô tô bị trầy mà có thể bạn cần biết.

 

Va quệt với giá để chân xe máy

Nhiều xe máy khi di chuyển trên đường thường vẫn để giá để chân hướng ra ngoài trong khi không hề có người ngồi sau. Người lái ô tô đi phía đằng sau có thể bị đánh lừa do không nhìn thấy chướng ngại vật ở tầm thấp đó. Hoặc như trong trường hợp tắc đường giờ cao điểm, việc các xe máy vượt ô tô cũng có thể dẫn đến va quẹt làm tróc sơn xe ô tô.

Kinh nghiệm xử lý để tránh gặp phải tình huống này là không đi quá sát xe hai bánh. Vừa không bị va quệt, lại vừa đề phòng trường hợp xe hai bánh loạng choạng ngã vào xe. Đồng thời, tài xế cũng nên cân nhắc lựa chọn các cung đường ít bị kẹt xe để phòng ngừa trường hợp rủi ro va chạm gây tổn hại lớp sơn xe.

xe ô tô bị trầy xước nhẹ do va chạm với bàn để chân xe máy

Va chạm với xe máy tại điểm mù

Những trường hợp va chạm với xe máy tại điểm mù xe ô tô này không chỉ làm xe ô tô bị trầy xước nặng, mà còn có nguy cơ gây mất an toàn cho người lái xe hai bánh. Các tình huống nguy hiểm điển hình như là ôm cua làm kẹt xe máy ở bên sườn trái. Hoặc như chuyển hướng rồi va chạm với xe máy tại bên sườn phải.

Cách xử lý để tránh trường hợp này là trước khi chuyển hướng hoặc thực hiện rẽ, tài xế cần phải quan sát kỹ đằng sau thông qua gương chiếu hậu. Ngoài ra, cần phải đánh mắt sang ngang xem có chướng ngại vật đang di chuyển bên cạnh xe hay không. Đánh giá tình hình trước khi chuyển hướng để tránh va quệt.

Xe máy va chạm từ phía sau

Một trong những hình ảnh thường thấy trên đường phố là các tài xế xe máy luôn bám sát đuôi xe ô tô. Nhiều người nghĩ rằng, việc bám sát xe ô tô có thể khiến tốc độ di chuyển nhanh hơn và đỡ bị kẹt đường. Tuy nhiên, điều này là vô cùng nguy hiểm cho cả 2 phương tiện.

Nhiều trường hợp ô tô phanh gấp sẽ khiến xe máy đâm vào đuôi xe, không chỉ làm móp méo cản sau của xe mà còn có thể làm vỡ đèn, thậm chí vỡ cả kính hậu, làm xe ô tô bị trầy xước năng. Hoặc xe máy bị cản trở tầm nhìn mà dẫn tới va chạm với các phương tiện khác.

Để giảm thiểu nguy cơ này là bạn luôn quan sát tình hình giao thông để hạn chế các pha phanh gấp đột ngột. Tập trung lái xe, không nên nghe nhạc hoặc sử dụng điện thoại khi chờ đèn đỏ. Đặc biệt, các tài xế ô tô cần giữ khoảng cách an toàn nhất định với xe đi trước và luôn phán đoán những tình huống có thể xảy ra để đưa ra giải pháp xử lí kịp thời.

Va chạm với gương hoặc tay phanh xe máy

Đây là trường hợp rất phổ biến khi bạn di chuyển trong phố. Bằng khả năng luồn lách của mình. Xe gắn máy sẽ không ngại ngùng gì khi vượt mặt ô tô. Các kẽ hở rộng chính là cơ hội để các loại xe hai bánh lách lên và gây ra va những va quệt.

Để tránh trường hợp này, các tài xế lái ô tô hãy bám sát dải phân cách cứng hoặc lề đường ở làn mà ô tô được phép đi. Còn nếu như không thể bám sát thì hãy để khoảng trống rộng hẳn để xe hai bánh thoải mái di chuyển. Tránh khoảng trống nhỏ để xe máy có thể chen vào vừa gây tắc nghẽn vừa dễ xảy ra va chạm.

xe ô tô bị trầy xước do va chạm với tay phanh xe máy

Cách xử lý xe ô tô bị trầy xước

Khinh nghiệm xử lý xe ô tô bị trầy xước bạn nên biết để có thể kịp thời khắc phục, tránh hậu quả nghiêm trọng.

Cách xử lý khi xe bị trầy xước nhẹ

Với những trường hợp xe ô tô bị xây xước nhẹ bên ngoài, các bác tài hoàn toàn có thể tự xử lý đơn giản bằng các dụng cụ dễ tìm, chi phí rẻ. Nhiều người đã truyền nhau các mẹo xử lý vết xước ngay tại nhà bằng vật dụng sơn móng tay, sáp, kem đánh răng hay giấy nhám,…

Khi xe xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát vào, lớp bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đó chỉ là 1 vết bẩn xuất hiện trên bề mặt lớp sơn của xe. Lúc này, chủ xe nên sử dụng 1 chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch xung quanh tại vị trí đó để có thể xác định là vết xước thật sự hay chỉ là vết bẩn do bám khói bụi.

Bạn dùng khăn mềm (không sử dụng khăn cũ bẩn) thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch sẽ xung quanh khu vực bị trầy xước. Động tác này sẽ giúp cho việc xử lý vết xước đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, dùng 1 chiếc khăn mềm khác để lau khô vị trí vết trầy xước.

Ngoài ra, chủ xe cũng nên chú ý đến việc rửa xe ô tô thường xuyên. Vì theo nhiều nghiên cứu, lớp bụi bẩn lâu dần sẽ tích tụ trên bề mặt sơn xe cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra các vết trầy xước.

Hoặc bạn có thể sử dụng những vật dụng như: Kem đánh răng, Sơn móng tay, Giấy chà nhám, Lọ sơn cùng với tông màu với sơn xe để khắc phục các vết trầy xước nhẹ xe ô tô. Bởi trong những vật dụng quen thuộc trên đều có chất liệu làm mờ vết xước hữu hiệu đồng thời tạo độ bóng rất tốt.

khắc phục xe ô tô bị trầy xước nhẹ

Cách xử lý khi xe ô tô bị trầy xước nặng

Trong trường hợp xảy ra va chạm dẫn đến xe ô tô bị trầy xước nặng. Hoặc có vật cứng, sắc nhọn quẹt vào tạo nên những vết trầy xước sâu hay làm nứt bề mặt xe ô tô. Các chuyên gia khuyên bạn nên đưa xe đến các gara có uy tín. Để các kỹ thuật viên có tay nghề sửa chữa. Bởi các vết trầy xước nặng không chỉ làm xấu đi hình ảnh bên ngoài, sự va chạm với mức độ nặng còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bộ phận như hệ thống đèn, kính xe… làm giảm tính năng an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng, chủ phương tiện cũng cần chú trọng đến việc chăm sóc và bảo dưỡng xe để đảm bảo xế cưng hoạt động bền bỉ hơn. Hạn chế việc đỗ xe gần công trường xây dựng hay dưới các gốc cây to già cỗi để tránh xe bị trầy xước do thép hoặc cành cây rơi trúng.

Bên cạnh đó, bạn cần tập trung và nghiêm túc khi lái xe ô tô để tránh xảy ra va chạm. Để bảo vệ được sự an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông xung quanh.