Cách sử dụng ký hiệu đèn pha ô tô bật tắt pha đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

345 lượt xem

Trong thực tế, một số tài xế, đặc biệt là các bác “tài mới” vẫn tỏ ra khá lúng túng trong việc bật hoặc tắt sử dụng ký hiệu đèn pha ô tô để điều chỉnh các chế độ đèn khác nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến độ an toàn khi xe lưu thông trên đường. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị cảnh sát giao thông xử phạt vì lỗi sử dụng đèn pha chiếu sáng không đúng cách.

Tìm hiểu về đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô là gì?

Đèn pha được biểu hiện trên xe bằng ký hiệu đèn pha ô tô là một thiết bị chiếu sáng được dùng chủ yếu trên các phương tiện cơ giới như xe ô tô, xe máy. Đèn pha ô tô tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu xa khoảng 100m trở lên. Hầu hết các loại đèn pha đều sử dụng bóng đèn sợi hoặc bóng đèn halogen, có công suất từ 55 – 60 W đối với xe ô tô. Ngày nay công nghệ phát triển nhiều đèn pha ô tô đã sử dụng công nghệ bóng đèn led cho khả năng chiếu sáng mạnh hơn rất nhiều.

Đèn pha ô tô có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu sáng gần) trong cùng một chóa đèn của xe. Hoặc được lắp bổ sung để tạo ra khả năng chiếu sáng tối ưu nhất phục vụ việc lái xe.

đèn pha ô tô là gì

Đặc điểm đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô có một số đặc điểm như:

+ Thông thường đèn pha ô tô – ký hiệu đèn pha ô tô là những loại đèn có công suất lớn từ 50 W để phục vụ chủ yếu cho việc chiếu sáng. Nhưng hiện nay với việc đèn pha led ra đời vì thế công suất sẽ được giảm xuống để tiết kiệm điện năng. Do là đèn dùng để chiếu sáng ngoài trời nên thiết kế của nó sẽ rất bền, và có khả năng chịu nước do đó phải đáp ứng tiêu chuẩn IP65.

+ Do công suất đèn pha khá lớn nên khi sử dụng sẽ tỏa ra nhiệt độ cao. Do đó cần tản nhiệt của đèn cũng phải lớn và tiết diện rộng. Cho nên đèn thường làm bằng nhôm phía đui đèn được khía nhiều rãnh giúp giảm nhiệt nhanh chóng.

+ Ánh sáng đèn pha thường có 2 màu cơ bản đó là tráng lạnh 6500 K và vàng ấm 3000 K một số hãng sẽ có mã 5000 K màu trung tính. Đặc điểm là ánh sáng có nhiệt độ màu càng cao thì hiệu suất phát quang càng cao.

Ký hiệu đèn pha ô tô

Tùy theo cách bố trí ký hiệu đèn pha ô tô của nhà sản xuất mà có thể chia làm 2 cách bật pha ô tô. Đó là sử dụng cần điều khiển bên trái vô lăng hoặc dùng núm xoay tích hợp trên táp lô gần bệ cửa người lái.

Để mở đèn chiếu sáng phía trước, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha ô tô (thường là biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha). Khi được bật, đèn chiếu sáng phía trước của xe sẽ thường mặc định ở chế độ chiếu sáng gần (cos). Để chuyển sang chế độ đèn chiếu sáng xa (pha), người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp phía bên trái trụ vô lăng về phía trước.

Lúc này, trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha ô tô) để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha. Ngược lại, khi kéo cần về phía sau (phía người lái) đèn sẽ chuyển sang chế độ chiếu sáng gần (cos).

Trong một số trường hợp cụ thể, để phát tín hiệu cảnh báo cho xe phía trước. Người lái có thể nháy đèn pha, thông qua việc đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 – 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái).

ký hiệu đèn pha ô tô

Cách xử lý đèn pha ô tô bị mờ

Một số cách xử lý khi đèn pha ô tô bị mờ như:

Đánh bóng đèn pha bằng ruột quả bơ sáp

Trái bơ sáp chín sẽ thường có thành phần Axit. Thành phần này giúp làm sạch các mảng bám ố vàng, đồng thời tăng độ sáng bóng. Do đó nhiều người thường dùng trái bơ sáp để đánh bóng đèn xe. Cách đánh bóng này có thể áp dụng với trường hợp choá đèn pha ô tô bị mờ đục sau thời gian dài sử dụng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt choá đèn pha trước khi đánh bóng

Bước 2: Cắt đôi trái bơ sáp chín, dùng ruột bơ chà lên choá đèn pha nhiều lần

Bước 3: Làm sạch choá đèn với nước sạch

đánh bóng đèn pha ô tô bằng bơ sáp

Đánh bóng đèn pha bằng Cana

Dung dịch Cana là một loại sáp đánh bóng gồm những hạt li ti siêu nhỏ giúp mài mòn, đánh bóng các bề mặt. Tuy nhiên Cana khá thô với độ mịn chỉ khoảng 400 nên được khuyến nghị là không dùng để đánh bóng sơn xe ô tô. Với choá đèn ô tô, chất Cana có thể giúp sáng bóng hơn nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Thay vì đánh bóng đèn xe ô tô bằng Cana các chuyên gia khuyên nên dùng sáp bóng chuyên dụng để đánh bóng đèn pha.

Đánh bóng bằng kem đánh răng

Thành phần chính của kem đánh răng là chất Florua – chất mài mòn và chất tẩy rửa. Chất mài mòn này chiếm tối thiểu 50%. Chất này giúp loại bỏ các mảng bám rất hiệu quả. Đây chính là lý do vì sao ngoài công dụng chính là vệ sinh răng miệng. Kem đánh răng còn có nhiều công dụng khác như đánh bóng xoá xước giày da, làm sạch móng tay hoặc làm sạch bàn là, làm sạch vòi nước và đặc biệt là đánh bóng đèn pha ô tô – ký hiệu đèn pha ô tô.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt choá đèn trước khi thực hiện đánh bóng

Bước 2: Thoa đều kem đánh răng lên toàn bộ bề mặt của choá đèn pha xe

Bước 3: Bạn dùng khăn mịn lau liên tục nhiều lần

Bước 4: Làm sạch choá đèn với nước sạch

đánh bóng pha xe ô tô bằng kem đánh răng

Đánh bóng đèn bằng sáp chuyên dụng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sáp hay dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô – ký hiệu đèn pha ô tô chuyên dụng. Các loại sáp hay dung dịch này được sản xuất dành riêng để đánh bóng xe nên sẽ có độ mịn cao, tính ăn mòn thấp. Sử dụng sáp hay dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng được đánh giá là phương pháp đánh bóng đèn pha hiệu quả và an toàn nhất.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt của choá đèn trước khi đánh bóng

Bước 2: Dùng keo dán bọc xung quanh đèn xe để tránh phạm đến sơn xe ô tô.

Bước 3: Thoa sáp đánh bóng hoặc phun dung dịch đánh bóng đều khắp bề mặt choá đèn pha

Bước 4: Dùng khăn mịn chà theo vòng tròn quanh đèn pha ô tô và làm sạch

Xem thêm: Cách đánh bóng xe ô tô

Những lưu ý để sử dụng đèn đúng cách

Một số lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô như sau:

– Khi bạn phải di chuyển vào ban đêm trên đường cao tốc, người lái có thể dùng đèn pha xe ô tô bình thường. Nhưng khi gặp xe đi ngược chiều, bạn nên giảm tốc độ đồng thời chuyển đèn pha sang đèn chiếu gần cos cho tới khi xe đi ngược chiều đã đi qua.

– Bạn nên tập thói quen đá pha (nháy pha, chuyển liên tục giữa đèn cos và đèn pha bằng ký hiệu đèn pha ô tô) khi sang đường hoặc cần vượt qua xe khác. Đối với ô tô thì đèn pha sẽ là một công cụ xin đường tốt hơn cả còi xe, do ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa xe rất khó để có thể nghe được âm thanh phát ra từ còi.

lưu ý sử dụng đèn pha đúng cách

– Nếu như quan sát thấy xe đi ngược chiều nháy đèn pha thì bạn hãy kiểm tra đèn trên xe có đang ở chế độ pha hay không. Đây là điều bạn cần phải ghi nhớ bởi những người đi ngược chiều có thể bị đèn pha ô tô của bạn làm cho lóa mắt. Có thể dẫn tới mất lái và gây tai nạn giao thông.

– Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng an toàn nhất khi sử dụng.