Bộ lọc khí thải ô tô là gì? Thời điểm cần vệ sinh bầu lọc Catylitic Converter

669 lượt xem

Bộ lọc khí thải ô tô nếu mang ra so sánh sẽ giống như là phổi của một chiếc xe vậy. Hệ thống này tiếp nhận lượng khí thải độc hại do xe tạo ra sau đó lọc và xử lý lượng khí thải này xuống mức thấp nhất trước khi thải ra ngoài môi trường.
Ở thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, việc mỗi nhà muốn sở hữu cho mình một chiếc ô tô để phục vụ mục đích đi lại là chuyện hết sức bình thường. Đi kèm với mặt tích cực đó thì việc ô tô được sử dụng phổ biến cũng gây ra nhưng tác động nhất định đến môi trường. Việc số lượng ô tô tặng đột biến cũng làm cho lượng khí thải của ô tô ra môi trường cũng tăng theo chóng mặt. Chính vì vậy bầu lọc khí thải được ra đời để khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiêm môi trường do khí thải độc hại của ô tô

Bộ lọc khí thải ô tô là gì?

bộ lọc khí thải ô tô là gì?
Bộ lọc khí thải ô tô là gì?

Bầu lọc khí thải ô tô hay có tên gọi chuyên môn là bộ chuyển đổi xúc tác khí thải. Hệ thống này có chức năng tiếp nhận lượng khí thải độc hại như: NOx, CO, HC-hydrocacbon… Được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sau đó lọc và chuyển đổi các loại khí thải độc hại này xuống mức thấp nhất và thành các khí không gây tác động đến môi trường
Bầu lọc khí thải xe ô tô là thiết bị vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống này giống như là phổi của một chiếc xe tiếp nhận các loại khí thải độc hại do xe thải ra sau đó sàng lọc và chuyển đổi nó trước khi thải ra môi trường. Việc trang bị hệ thống này cho xe ô tô làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm mô trường do khí thải ô tô.

Cấu tạo bầu lọc khí thải ô tô

cấu tạo catalytic converter
Cấu tạo bộ lọc khí thải Catalytic Converter

Bộ lọc khí thải ô tô-Catalytic Converter được cấu tạo từ 3 bộ phận riêng biệt. Các bộ phận này có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ làm giảm và chuyển đổi lượng khí thải xuống thấp nhất.

Reduction Catalyst – Lớp xúc tác đầu tiên

Lớp xúc tác đầu tiên được làm từ 2 loại nguyên liệu quý là rhodium và platinium. Lớp này có nhiệm vụ cắt giảm và lọc lượng khí thải NOx được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Loại khí NOx này là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường

Oxidization Catalyst – Lớp xúc tác oxy hóa

Đây là lớp lọc thứ 2 của bộ lọc. Nhiệm vụ của lớp xúc tác oxy hóa là trung hòa lượng khí Carbon Monoxide và Hydrocacbonat sau đó chuyển đổi thành Oxi thông qua quá trình đốt cháy bằng 2 chất xúc tác là Palladium và Platium. Từ đó tăng lượng Oxi thải ra môi trường và giảm thiểu các khí độc hại.

Hệ thống kiểm soát khí thải

Đây là lớp cuối cùng của bầu lọc khí thải ô tô. Lớp này có nhiệm vụ thu thập và kiểm soát thông tin của lượng khí thải thông qua bộ cảm biến oxi được lắp giữa động cơ xe và bộ lọc Catalytic Converter. Sau đó thông tin này được sử dụng để điều khiển hệ thống phun nhiên liệu ô tô hoạt động một cách hiệu quả

Nguyên lý hoạt động củ hệ thống xử lý khí thải trên ô tô

nguyên lý hoạt động của bầu lọc khí thải

Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt động cơ sản sinh rất nhiều khí thải độc hại. Để loại bỏ lượng khí thải độc hại này ra ngoài môi trường, hệ thống chuyển đổi xúc tác khí thải của xe cần được trang bị một thiết bị có hình dạng tổ ong (bầu lọc khí thải ô tô). Bầu lọc này có bề mặt được phủ một lớp kim loại quý có tác dụng xúc tác quá trình lọc khí thải diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nguyên lý vận hành của bầu lọc khí thải ô tô khá đơn giản và dễ hiểu. Quá trình đốt cháy nhiên liệu tại buồng đốt động cơ sản sinh ra khí thải. Lượng khí thải độc hại này sau đó được đưa đến bộ lọc khí thải của hệ thống chuyển đổi xúc tác. Lớp đầu tiên sử dụng platinium và rhodium làm chất xúc tác phản ứng. Các nguyên tử NO2 sau xúc tác với platinium và rhodium sẽ bị phân tách ra thành các phân tử N2 và O2 riêng biệt. Các phân tử N2 bám vào thành chất xúc tác. Quá trình này sản sinh ra N2 và O2 không gây ô nhiễm môi trường.
Đến lớp xúc tác thứ 2, lượng hydrocarbon và carbon monoxide sẽ được giảm xuống mức thấp nhất có thể thông qua quá trình đốt cháy (Oxi hóa) bằng 2 chất platinium và palladium. Khi đi qua lớp này, lượng hydrocacbon và cacbonmonoxide phản ứng với Oxi cos trong khí thải được hình thành ở lớp đầu tiên tạo ra khí CO2. Lúc này, lượng khí thải độc hại này sẽ được bộ chuyển đổi chất xúc tác chuyển đổi thành các loạia khí ít gây hại cho môi trường.

Thời điểm và dấu hiệu cần vệ sinh bộ lọc khí thải

vệ sinh bầu lọc khí thải
Dung dịch chuyên dùng vệ sinh bầu lọc khí thải ô tô

Tắc nghẽn bộ lọc khí thải 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bộ lọc khí thải ô to bị tắc nghẽn là hệu suất của động cơ giảm đột ngột do lượng khí thải lưu thông qua bộ lọc chậm hơn mức bình thường. Thâm chí khí thải còn có khả năng bị tắc ư và dội ngược vào trong. Bên cạnh đó, việc tắc nghẽn bộ lọc khí thải cũng khiến cho quá trình đốt cháy nhiên liệu không còn hiệu quả.
Sau khi thấy có dấu hiệu này, bạn có thể thực hiện kiểm tra bằng cách nới lỏng hệ thống xúc tác khí thải ra khỏi ống xả. Nếu hiệu suất của động cơ tăng lên đột ngột sau khi bạn nới lỏng thì bầu lọc khí thải của bạn đang bị tắc nghẽn.
Hoặc bạn có thể thực hiện kiểm trả bằng cách dùng búa cao su gõ nhẹ vào bầu lọc. Nếu bên trong phát ra tiếng kêu hoặc cảm nhận được sử dịch chuyển thì lúc này bạn cần mang bộ lọc đi kiểm tra hoặc thay mới ngay lập tức nếu có thể.

Nhiệt độ khoang lọc khí thải

Với trường hợp bộ lọc khí thải ô tô có vấn đề hoặc giảm hiệu suất thì đèn Check Engine sẽ báo sang. Với trường hợp bộ lọc khí thải bị hỏng thì oto sẽ suất hiện mã lỗi P0420 – P0424.
Lúc này bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của bộ xúc tác khí thải bằng các bước sau
– Tiến hành đè nổ xe và để động cơ của xe hoạt động khoảng 20p
– Đậu xe trên bề mặt phẳng. Có thể nâng xe lên bằng cách kê con độn bên dưới
– Dùng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ ở phía trước và sau của bộ xúc tác
Sau khi đo nếu thấy nhiệt độ phía sau cao hơn phía trước thì bộ xúc tác của bạn vẫn đang hoạt động bình thường. Trường hợp ngược lại, nếu nhiệt độ phía trước lớn hơn phía sau đồng nghĩa với việc bộ xúc tác của bạn đang có vấn đề

Một số dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiệu nêu trên, còn một số dấu hiệu khác cũng cho thấy khả năng bầu lọc catalytic Converter đang gặp vấn đề:
– Hiệu suất của động cơ đột ngột giảm
– Xung quanh xe xuất hiện mùi trứng thối
– Xuất hiện những tiếng lộp bộp bên dưới thân xe
– Thường xuyên chết máy khi chạy ở tốc độ thấp
– Xe có khói đen bốc lên
Tuy nhiên trên thực tế, nếu không phải chuyên gia thì rất khó để xác định bộ lọc khí thải – Catalytic Converter có thật sự bị hỏng hay không. Tốt nhất bạn nên đem xe đến các bảo dưỡng tại các Garage sửa chữa ô tô uy tín để có thể kiểm tra và sửa chữa nếu bộ lọc gặp hư hỏng hoặc thay mới nếu cần thiết

Cách bảo vệ khoang lọc khí thải ô tô

Cách bảo vệ bầu lọc Catalytic Converter
Một số cách bảo vệ khoang lọc khí thải

Bầu lọc khí thải ô tô Catalytic Converter sau một thời gian dài sử dụng mà không được bảo dưỡng thường xuyên hoặc đúng cách sẽ không tránh khỏi các hư hỏng và xuống cấp. Vì vậy, để hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả và bền bỉ bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để bảo vệ khoang lọc khí thải
– Thường xuyên thực hiện vệ sinh bộ lọc khí thải. Bảo dưỡng bộ súc thải định kỳ
– Thay mới pugi ngay lập tức nếu thấy có sự ăn mòn ở hai điện cực
– Hệ thống đánh lửa cũng ảnh hưởng và gây ra những tác động đến quá trình đốt cháy nhiên liệu và tạo ra khí thải. Vì vậy bạn cũng cần xử lý những vấn đề xảy ra với hệ thống đánh lửa
– Cần sử dụng các loại daafu nhớt bôi trơn phù hợp với động cơ để hạn chế sự hình thành của muội than.

Giá thành thay thế bầu lọc khí thải ô tô

giá bộ lọc khí thải ô tô
Giá bộ lọc khí thải ô tô khá cao

Giá thay mới bộ lọc khí thải tùy vào loại xe mà bạn đang sử dụng và chất lượng của bầu lọc. Nhưng giá trung bình của các loại bầu lọc khí thải phổ biến nhất hiện nay giao động từ 20 triệu đến 40 triệu vnđ. Đây là một con số không hề nhỏ đối với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Vìa vậy, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng bộ lọc khí thải thường xuyên và đúng cách. Để bầu lọc có thể hoạt động hiệu quả và tối ưu nhất. Tránh tình trạng phải xe đi sửa chữa và mất tiền không đáng có.
Kết bài: Bài viết trên chia sẻ những thông tin về bầu lọc khí thải ô tô Catalytic Converter là gì? Những dấu hiệu và thời điểm bạn cần vệ sinh bảo dưỡng hệ thống này. Hy vọng sẽ mang đến nhưng thông tin và kiến thức bổ ích về loại thiết bị này cho các gia đình đang sở hữu xe. Mời các bạn tiếp tục theo dõi ô tô Hoàng Gia Phát để có thêm những kinh nghiệm bổ ích về xe ô tô nhé.

>>>> Xem thêm: Pin xe Hybrid là gì? Tuổi thọ của Pin? Và 4 lưu ý khi sử dụng xe