Sơ đồ máy phát điện ô tô và quy trình kiểm tra máy phát điện đơn giản

8049 lượt xem

Máy phát điện ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống động cơ. Nếu như máy phát điện gặp vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các thiết bị trên xe. Không những vậy nó còn khiến cho xe khó nổ, không nổ được máy. Vậy cấu tạo máy phát điện như nào? Sơ đồ máy phát điện ô tô ra sao? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống động cơ này

máy phát điện ô tô

Nhiệm vụ của máy phát điện trên ô tô

Máy phát điện ô tô có nhiệm vụ tạo ra dòng điện cung cấp điện cho ắc quy và các thiết bị sử dụng điện trên xe ô tô. Máy phát điện có 3 chức năng chính đó là: phát điện, chỉnh dòng điện xoay chiều thành một chiều và chỉnh điện áp đầu ra

+ Phát điện: Máy phát điện được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ ô tô. Khi mà động cơ hoạt động trục khuỷu quay, máy phát điện sẽ chạy theo và tạo ra dòng điện.

+ Chỉnh dòng điện xoay chiều thành một chiều: Hầu hết các thiết bị điện trên ô tô chúng đều dùng dòng điện một chiều. Chính vì vậy cho nên máy phát điện có cần chỉnh lưu chuyển dòng điện xoay chiều thành một chiều.

+ Chỉnh điện áp đầu ra: Với dòng điện do máy phát sinh ra phụ thuộc vào tốc độ động cơ. Nên thay đổi theo tốc độ quay của động cơ. Vì vậy cho nên máy phát điện có thêm chức năng điều áp dòng điện luôn được ổn định, phù hợp với lại các thiết bị điện trên xe

máy phát điện ô tô

Cấu tạo máy phát điện ô tô

Cấu tạo của máy phát điện ô tô bao gồm những bộ phận như sau:

Rotor: Rotor thực chất là một nam châm ở bên trong của cuộn dây Stato. Nó giúp sinh ra từ trường biến thiên. Từ đó tạo ra từ trường biến thiên ở bên trong cuộn dây Stato. Cuộn dây này được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực tức là 12 cực từ.

Lực điện từ được tạo ra khi mà có dòng điện chạy bên trong. Khi này nhiệt độ sẽ được sinh ra trong rotor do cường độ dòng điện tăng dần khi chạy qua rotor. Tùy vào từng các loại máy phát điện nên một số nhà sản xuất có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục hoặc đơn giản chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài với vật liệu tản nhiệt tốt

Stator: Đây là bộ phận tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha. Nhờ vào sự thay đổi từ thông bởi rotor quay. Stator bao gồm có lõi và cuộn dây sẽ được đặt trong khung phía trước. Do bộ phận này là nơi sinh ra nhiệt lớn nhất tỏng máy phát điện. Nên các cuộn dây này sẽ được bảo vệ bởi lớp vỏ cách nhiệt khá tốt. Chúng được bảo vệ bởi lớp vỏ cách nhiệt tốt.

+ Chổi than và cổ góp: Người ta sử dụng Graphit kim loại để làm chổi than với mục đích là để có thể giảm được điện trở. Cũng như là điện trở tiếp xúc và nó cũng giúp chúng ta có thể chống lại được sự ăn mòn

+ Bộ chỉnh lưu: Đây là bộ phận mà giúp chỉnh lưu điều tiết dòng điện xoay chiều 3 pha thành dòng điện 1 pha

+ Bộ điều áp: Bộ phận này giúp có thể tiết chế máy phát điện và điều chỉnh được điện áp sao cho luôn ở mức ổn định nhất

cấu tạo máy phát điện ô tô

Sơ đồ máy phát điện ô tô

Sơ đồ máy phát điện ô tô được mọi người khá quan tâm. Bởi khi nắm được sơ đồ máy phát điện ô tô và nguyên lý hoạt động của nó thì chúng ta có thể dễ dàng sửa chữa được một số lỗi đơn giản khi liên quan đến máy phát điện. Thì nguyên lý hoạt động của nó như sau:

Có rất nhiều cách để có thể tạo được ra dòng điện. Thế nhưng trong máy phát điện ô tô thì người ra dùng quận dây và nam châm để phát sinh dòng điện bên trong cuộn dây. Suất điện động được sinh ra bên trong của cuộn dây sẽ sinh ra càng lớn khi:

+ Số vòng dây nhiều

+ Nam châm càng mạnh

+ Tốc độ quay của nam châm hay động cơ nhanh

Khi mà nam châm dịch chuyển đến gần cuộn dây. Thì khi này từ thông sẽ xuyên qua cuộn dây tăng lên. Ngược lại nếu như mà nó xa cuộn đường sức từ đi qua cuộn dây thì sẽ bị giảm đi

Cuộn dây không muốn từ thông đi qua nó biến đổi. Vì vậy nên nó sẽ cố gắng tạo ra từ thông theo chiều chống lại những thay đổi xảy ra

Đó là những điều dựa trên lý thuyết vật lý cơ bản. Còn trên thực tế thì nam châm vĩnh cửu sẽ được thay thế bằng nam châm điện. Mới đầu khi khởi động xe nó sẽ lấy điện từ acquy. Đồng thời được trang bị thêm lõi thép để có thể làm tăng từ thông đi qua cuộn dây. Từ thông móc vòng sẽ làm cho từ thông thay đổi một cách liên tục.

Đó là nguyên lý hoạt động của máy phát điện. Còn sơ đồ máy phát điện ô tô như sau:

sơ đồ máy phát điện ô tô

Quy trình kiểm tra máy phát điện ô tô

Để xe không gặp vấn đề gì nghiệm trọng hoặc xe không đề được khi cần thiết. Thì chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra máy phát điện ô tô. Có 2 cách kiểm tra máy phát điện ô tô như sau:

Kiểm tra trực tiếp máy phát

Xe ô tô thường có đồng hồ đo điện áp máy phát điện trên xe. Để có thể kiểm tra được tình trạng hoạt động của máy phát điện. Thì đầu tiên chúng ta nổ máy và bật tất cả các thiết bị trên xe như điều hòa, màn hình DVD, loa, đèn,…

Sau đó thì chúng ta đạp ga cho vòng tua máy tăng lên tầm 2000 vòng/phút. Rồi sau đó quan sát điện áp trên đồng hồ xem tăng hay giảm. Sau đó thì so sánh sự thay đổi điện áp trước và sau

Kiểm tra qua ắc quy

Ngoài kiểm tra trực tiếp máy phát thì chúng ta còn có thể kiểm tra qua ắc quy. Các kiểm tra máy phát điện ô tô thông qua ắc quy như sau:

Bước 1: Tiến hành đo điện áp ắc quy khi xe tắt máy

Khi xe tắt máy thì dùng volt kể để đo điện áp ắc quy. Nếu như mà điện áp đo được bằng hoặc lớn hơn 12V. Thì lúc này nghĩa là ắc quy đang bình thường. Còn nếu điện áp nhỏ hơn 12V thì khi này nghĩa là ắc quy đã bị yếu cần thay thế. Sau khi đo xong thì chúng ta rút hết các dây đo

cách kiểm tra điện máy ô tô

Bước 2: Tiến hành đo điện áp ắc quy khi đã nổ máy xe

Nổ máy xe sau đó thì nối lại các dây đo với bình ắc quy. Nếu điện áp đo được cao hơn so với điện áp lúc xe tắt máy tầm 13.4 – 14.2V. Thì khi này máy phát điện của chúng ta vẫn còn hoạt động bình thường. Còn nếu như mà điện áo nhỏ hơn cả điện áp lúc xe đang tắt máy. Thì đây là biểu hiện máy phát điện ô tô đang gặp vấn đề trục trặc.

Khi này chúng ta cần đem xe đến các đơn vị sửa xe ô tô uy tín. Để họ kiểm tra lại để sửa chữa hoặc thay thế mới.

Cách sửa chữa máy phát điện ô tô

Có nhiều lỗi máy phát điện gặp vấn đề. Và một trong những lỗi mà chúng ta thường gặp phải đó là:

+ Cuộn rotor bị hỏng: Nguyên nhân có thể do là cuộn kích bị đứt, bị ngắn mạch, bị chạm mát, keo cách diện lõi đồng bị chảy,…Lỗi này thường bị ở đầu của các cuộn kích đến vòng tiếp xúc. Điều này khiến từ thông bị giảm điện áp nhỏ làm cho dòng điện không thể thoát ra mạch ngoài

+ Cuộn stato bị hư hỏng: Lỗi này có thể là do cuộn stato bị đứt, bị chạm mát,…

+ Chổi than gặp vấn đề: Khi chổi than gặp vấn đề có thể là do vòng tiếp xúc bị oxy hóa. Hoặc có thể là do bị dính dầu. Chổi than bị kênh, lò xo chổi than không còn tốt,…

+ IC máy phát điện bị hỏng: Khi mà ic máy phát điện bị hỏng thì toàn bộ hoạt động của máy phát điện sẽ bị ảnh hưởng.

máy phát điện ô tô

Đó là những lỗi mà thường gặp nhất ở máy phát điện ô tô. Và tùy vào từng lỗi mà sẽ có các cách sử chữa khác nhau. Thế nhưng đa phần khi mà một bộ phận nào đó hư hỏng thì chỉ cần thay mới bộ phận đó.

Nhưng tuy nhiên nếu như mà tình trạng hư hỏng quá nghiệm trọng thì tốt nhất chúng ta nên thay máy phát điện ô tô mới. Giá của máy phát điện ô tô mới thông thường sẽ giao động từ 10 triệu đồng.

Đó là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo, sơ đồ máy phát điện ô tô cũng như cách sửa máy phát điện ô tô. Rất mong những thông tin trên sẽ đem lại hữu ích cho các bạn.