Tổng hợp các lỗi thường gặp trên động cơ ô tô

328 lượt xem

Động cơ xe ô tô được ví như “trái tim” của xe ô tô nên khi có lỗi động cơ ô tô, xe sẽ phát ra các dấu hiệu cảnh báo trên bảng taplo hoặc các thiết bị liên quan. Tuy nhiên chủ phương tiện cũng nên cần biết các dấu hiệu nhận biết lỗi động cơ của xe ô tô này để có cách xử lý tốt nhất.

Tìm hiểu về động cơ ô tô

Khái niệm động cơ ô tô

Động cơ xe ô tô là thiết bị giúp chuyển hoá một dạng năng lượng nào đó (như xăng dầu hay nhiệt năng, điện năng) thành động năng để xe có thể vận hành. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô và lỗi động cơ ô tô cần được quan tâm. Bởi chính động cơ là nơi sản sinh ra công suất và mô men xoắn làm quay các bánh xe, nhờ đó mà ô tô có thể vạn hành di chuyển.

Ngoài ra, động cơ xe còn chịu trách nhiệm dẫn động cho một số hệ thống phụ trợ như máy phát điện hoặc hệ thống trợ lái khác trên xe.

động cơ ô tô là gì

Các loại động cơ ô tô

Động cơ xe ô tô có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu Diesel), động cơ xe điện và động cơ lai hybrid.

Động cơ đốt trong

Động cơ nhiệt thường có hai loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Trong đó, động cơ đốt trong sẽ cho hiệu suất cao hơn lại tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ hơn nên được sử dụng cho nhiều loại phương tiện, nhất là xe ô tô và xe máy.

Động cơ đốt trong hoạt động dựa theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt. Từ nhiệt năng biến đổi thành công cơ học ở dạng mô men quay. Động cơ đốt trong được chia thành hai loại: động cơ xăng (sử dụng nhiên liệu là xăng) và động cơ dầu Diesel (sử dụng nhiên liệu là dầu). Trong đó, động cơ xăng được ưa chuộng hơn do ưu điểm êm ái, tăng tốc nhanh và mượt mà hơn.

Đa số xe ô tô hiện nay đều dùng động cơ đốt trong cho nên lỗi động cơ ô tô đốt trong này rất phổ biến. Tuy nhiên, theo xu hướng “xanh hoá” ngành công nghiệp ô tô, trong tương lai các loại động cơ sử dụng nhiên liệu “sạch” như động cơ điện hay động cơ lai hybird sẽ dần dần thay thế động cơ đốt trong.

động cơ ô tô đốt trong

Động cơ điện

Động cơ điện được hoạt động theo nguyên lý biến đổi điện năng thành động năng. Do đó, động cơ điện không sử dụng nhiên liệu đốt như xăng hay dầu mà hoạt động nhờ điện được tích trữ trong pin. Pin thường được đặt ở sàn xe. Người dùng có thể sạc pin cho xe ô tô tại các trạm sạc hay ổ điện trong nhà thông qua bộ sạc.

Pin sẽ cấp điện cho một động cơ cảm ứng gồm stator (phần đứng yên) và rotor (phần chuyển động). Khi phần stator được cấp điện nó sẽ tạo ra từ trường, cung cấp năng lượng cơ học làm quay rotor quanh trục, từ đó giúp cho xe lăn bánh. Hiện nay có khá nhiều dòng xe sử dụng động cơ này.

Động cơ ô tô hybird

Động cơ hybrid là loại động cơ lai điện, sử dụng song song hai nguồn động lực là động cơ đốt trong và động cơ xe điện. Động cơ hybrid có nhiều loại như nối tiếp, song song và cả hỗn hợp. Tuỳ vào từng loại mà quyết định động cơ điện hay động cơ đốt trong sẽ giữ vai trò dẫn động chính.

Ở Việt Nam, xe ô tô sử dụng động cơ hybrid vẫn còn khá hiếm. Hiện nay động cơ xe hybird dùng trong phân khúc phổ thông gồm mẫu SUV 5 chỗ Toyota Corolla Altis

động cơ xe ô tô hybird

Các lỗi động cơ xe ô tô thường gặp

Một số dấu hiệu nhận biết các lỗi động cơ xe ô tô phổ biến thường gặp

Lỗi động cơ suất hiện các tiếng động lạ

Một chiếc xe đạt tiêu chuẩn khi vận hành chỉ nên phát ra 3 loại âm thanh đó là tiếng nổ của động cơ, tiếng còi xe và tiếng hệ thống loa giải trí. Còn lại những tiếng động bất thường khác đều được quy vào diện “cảnh báo” và cần được chủ xe đặc biệt lưu ý có thể là lỗi động cơ ô tô.

Một số âm thanh bất thường được phát ra từ động cơ ô tô bao gồm:

– Tiếng rít rít đều và nhanh khi bạn mới khởi động động cơ chính là do dây curoa bị chai hoặc bị chùng gây ra. Nếu âm thanh lịm đi sau vài phút nổ máy thì tình trạng này mới ở mức nhẹ, còn nếu như kéo dài ngay cả khi động cơ đã nóng thì báo hiệu bạn cần thay dây curoa mới.

– Tiếng cộc cộc khô khốc phát ra là do xe lâu ngày không sử dụng khiến dầu nhớt chưa kịp lưu thông khắp các chi tiết máy, từ đó gây ra tiếng kêu. Nếu âm thanh trên mất đi sau 3 phút thì không cần lo ngại. Tuy nhiên nếu tiếng động kéo dài kể cả khi động cơ xe đã nóng thì tức là động cơ ô tô gặp vấn đề nghiêm trọng.

– Tiếng ào ào lớn dần là dấu hiệu lỗi động cơ ô tô bị thiếu dầu bôi trơn. Khiến các chi tiết máy ma sát khó khăn và phát ra tiếng kêu. Hoặc có khả năng do bơm nước của ô tô bị hỏng làm ảnh hưởng quá trình bôi trơn động cơ.

khắc phục lỗi động cơ ô tô

Lỗi máy nổ chập chờn không ổn định

Nếu như xe ô tô đang hoạt động bình thường đột nhiên thấy tiếng máy nổ không đều hoặc động cơ xe bị rung lắc hoặc không ổn định. Điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lỗi động cơ ô tô. Lời khuyên là bạn hãy lắng nghe những âm thanh đó và phán đoán lỗi theo các tiêu chí ở mức độ rung của động cơ mạnh hay nhẹ, tiếng nổ có ổn định và êm không. Nếu lên ga đột ngột thì động cơ vút đều hoặc lịm đi.

Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng lỗi động cơ ô tô trên. Nhưng chủ yếu vẫn là do một số nguyên nhân như: bẩn lọc gió, bẩn lọc xăng, thừa hoặc thiếu xăng ở động cơ ô tô, bộ điều chỉnh áp suất bị rò rỉ hoặc mòn bơm xăng hay bugi có vấn đề.

Lời khuyên cho chủ xe là thử các biện pháp khắc phục lỗi động cơ như thay thế bugi, thay thế cuộn dây đánh lửa ô tô, kiểm tra áp suất nhiên liệu và vệ sinh đồng hồ đo lưu lượng gió.

Đầu xe bị rung lắc khi di chuyển

Cảm giác xe ô tô bị rung lắc không có lý do rõ ràng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề về lỗi động cơ ô tô bất thường nào đó. Khi xảy ra hiện tượng rung lắc ở đầu xe, người điều khiển cần chú ý các vấn đề như:

– Nếu các rung động diễn ra đều và không đứt quãng, ngay cả khi xe di chuyển không tải thì có thể do các yếu tố gắn kết khung xe với động cơ. Phương án xử lý là bạn nên kiểm tra lại các chân máy gắn kết động cơ, nếu bộ phận giảm chấn như cao su liên kết bị nứt, vỡ thì có nghĩa là đã đến lúc cần thay mới những bộ phận này.

– Nếu các rung động diễn ra theo từng nhịp, không đều, có thể là do một hoặc nhiều xi lanh không hoạt động khiến máy hụt công suất. Với tình trạng này bạn cần kiểm tra các bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa như bugi, bô bin đánh lửa và dây cao áp.

lỗi động cơ ô tô bị rung lắc

Động cơ giảm công suất khi vận hành

Việc xe ô tô giảm công suất sau một khoảng thời gian hoạt động là tình trạng mà không ít chủ xe gặp phải. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc lên dốc.

Một số nguyên nhân khiến cho động cơ giảm công suất có thể kể đến như: bẩn lọc gió, tắc nghẽn lọc xăng, các xéc măng không đảm bảo được độ kín, tắc ống xả, mòn điện cực bugi, mòn bơm xăng hoặc rò rỉ bộ điều chỉnh áp suất…

Nhìn chung, tất cả các nguyên nhân khiến cho công suất hoạt động của động cơ ô tô suy giảm đều xuất phát từ lý do không vệ sinh hoặc bảo dưỡng khoang máy động cơ định kỳ.

Dấu hiệu nhận biết lỗi động cơ ô tô kể trên có thể giúp người lái sớm nhận diện và chuẩn đoán được các kiểu lỗi động cơ ô tô thường gặp để từ đó có hướng xử lý kịp thời. Ngoài ra nếu như thấy xuất hiện các dấu hiệu này, chủ phương tiện nên đưa xe đến bảo dưỡng tại các gara uy tín để bảo dưỡng và sửa chữa.